Cách chăm bé sơ sinh theo từng tuần vô cùng đơn giản

Người kiểm duyệt: Thuy Thanh

Đã kiểm duyệt

Thật ra việc chăm bé sơ sinh theo từng tuần chính là điều mà các mẹ cần đặc biệt quan tâm bởi sau khi mới sinh ra em bé của bạn sẽ có sự thay đổi theo từng tuần một và cách chăm sóc vì thế chúng sẽ có sự khác nhau. Với những người lần đầu tiên làm mẹ sự bỡ ngỡ này là điều sẽ xảy ra và càng cần phải có sự để ý nhiều hơn nữa.

Để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho trẻ và cũng để giúp cho em bé của bạn phát triển khỏe mạnh nhất, Lavender đã có những chia sẻ cụ thể ở nội dung sau đây. Hãy học hỏi theo để giúp cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện nhất nhé.

Cách chăm bé sơ sinh theo từng tuần vô cùng đơn giản

Những ngày đầu tiên trong đời của trẻ vô cùng quan trọng và nếu như bạn không chăm sóc đúng cách và cẩn thận thì nguy cơ tử vong cũng rất cao. Bởi thế cần phải cân nhắc và để ý chăm bé sơ sinh theo từng tuần một cách tốt nhất, chuẩn xác nhất để em bé của bạn luôn có sức khỏe tốt để phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Cụ thể bạn có thể tham khảo như sau:

1. Chăm sóc bé khi mới được 1 tuần tuổi 

Tuần đầu tiên sau khi chào đời là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với bé. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cao, chiếm khoảng 50%. Đây là giai đoạn hệ thần kinh của cơ thể bé đang tập làm quen với một môi trường mới nên bé gần như dành mọi thời gian để ngủ, bé chỉ thức dậy khi cảm thấy đói hay khi đi vệ sinh. Do đó, bố mẹ cần chú ý quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho trẻ trong giai đoạn này. 

Điều quan trọng khi chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi là giữ ấm cơ thể trẻ. Nhiệt độ môi trường thường sẽ thấp hơn nhiệt độ trong cơ thể mẹ, do đó, trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến các bệnh nguy hiểm. Để cải thiện vấn đề này, mẹ nên cho bé nằm cạnh mẹ nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp mẹ có thể truyền hơi ấm qua con, vun đắp tình mẫu tử mà còn có thể quan sát và phản ứng kịp thời ngay khi con gặp các vấn đề không mong muốn.

2. Chăm sóc bé khi mới được 2 tuần tuổi 

Một trong những tin vui cho bố mẹ khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tuần tuổi là cân nặng của bé đã có những dấu hiệu cải thiện, tăng lại, thậm chí là vượt qua trọng lượng ban đầu, khi mới chào đời. Lúc này, mẹ nên chủ động cho bé bú thường xuyên hơn, mỗi cữ bú cách nhau 2 đến 3 giờ. Điều này sẽ giúp mẹ đảm bảo và duy trì nguồn sữa chất lượng và đầy đủ cho bé khi chăm bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ rơi vào tình trạng thiếu sữa cho bé, mẹ nên liên hệ với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ sớm. Nguyên nhân khiến mẹ bị giảm sản xuất sữa có thể là do mẹ cho bé bú không thường xuyên, thời gian cho bé bú quá ngắn hay mẹ có sử dụng các loại sữa bổ sung khiến bé ít bú trực tiếp từ mẹ.

Thông thường vào giai đoạn này, tình trạng vàng da của bé đã giảm nhưng nếu nó trở nên nặng hơn, mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm. 

3. Chăm sóc bé khi mới được 3 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh đủ 3 tuần tuổi sẽ có những chuyển biến rõ rệt hơn, bé đã có thể kiểm soát các cơ bắp của mình, các chuyển động dẫn trở nên uyển chuyển hơn, phản xạ tốt hơn chăm bé sơ sinh. Thông thường, tại thời điểm này, bé đã có thể nâng đầu lên một góc 45 độ khi nằm sấp. Mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách dành nhiều thời gian bên cạnh con hơn, tạo điều kiện để bé tự nâng đầu lên càng nhiều càng tốt. Điều này còn giúp bé cải thiện được tình trạng đầu bị bẹp do thường xuyên nằm ngửa.

Hơn nữa, khả năng tập trung của bé đã được cải thiện một cách nhanh chóng. Bé đã có thể ghi nhớ được những hình dạng phức tạp hơn và thường xuyên chăm chú nhìn vào những món đồ chơi trong tầm nhìn của bé. Tuy nhiên, lúc này bé thường không có xu hướng muốn được chơi đùa. Bạn sẽ thấy bé khóc thường xuyên hơn, khóc vì đói, khóc vì trào ngược,… Lưu ý, nếu trẻ khóc liên tục trong hàng giờ mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ sớm. 

>>> Xem thêm: Báo giá chụp ảnh cho bé

4. Chăm sóc bé khi mới được 4 tuần tuổi

Bước qua tuần thứ 4, trẻ sơ sinh đã có thể phản ứng với tiếng ồn thông qua các phản xạ như giật mình, khóc hoặc im lặng.

Và khi bé không còn khóc nữa, mẹ nên tạo cơ hội để bé vận động nhiều hơn bằng cách bắt đầu kéo dài thời gian nằm sấp cho bé. Điều này sẽ giúp bé khỏe hơn, tăng sức bền cho bé. 

Đây là thời điểm mẹ có thể nhận thấy sự phát triển một cách rõ rệt của bé. Bé sẽ thường xuyên cảm thấy đói và đòi ăn nhiều hơn. Đây là cách mà bé thúc đẩy sự phát triển bên trong cơ thể trong giai đoạn này. 

Quả thật mỗi tuần sẽ có những trải nghiệm riêng của các bé phải không nào? Cũng không quá khó để mẹ có thể giúp cho bé yêu của mình phát triển toàn diện nhất đúng không nào? Hy vọng với nội dung về chăm bé sơ sinh theo từng tuần trên đây đã giúp cho các mẹ có được kiến thức cần thiết để bảo vệ cho bé yêu nhà mình nhé.

>>> Bật mí cách chụp ảnh cùng hoa mùa xuân đơn giản nhất

.
.
.
.